Giới thiệu Google webmaster


Google Webmaster là một công cụ mạnh dành cho các webmaster do Google phát triển và hỗ trợ. Đây là một dịch vụ hỗ trợ quản lý trang web miễn phí của Google cho bạn những công cụ để xây dựng trang web thân thiện với Google hơn và cho bạn biết được khi nào thì Robot của Google đã scan trang web của bạn, trang web của bạn đã được google index chưa, quản lý các đường link đến và đi từ trang web của bạn. Ngoài ra bạn còn có thể xem bảng phân tích trang web của google và “chẩn đoán” những lỗi của trang web để sửa chữa.
Nếu bạn chưa biết hoặc chưa sử dụng Google Webmaster Tools, bạn có thể vào link này để đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng dịch vụ miễn phí này của Google ngay từ ngày hôm nay.
Trước khi sử dụng được công cụ này của Google, bạn cần phải tạo và xác nhận bạn là chủ nhân của trang web đó đã. Ngay từ trang Dashboard đầu tiên, bạn thêm địa chỉ trang web bạn muốn vào ô “Add Site”.
google webmaster
Sau đó Google yêu cầu bạn xác nhận bạn là người sở hữu trang đó bằng cách thêm thẻ meta vào phần <head> hoặc upload một file HTML. Sau khi đã xác nhận thành công, bạn có thể bắt đầu tiến hành những bước cần thiết để quản lý trang web của mình. Việc sử dụng các công cụ của Google rất đơn giản và trực quan, do vậy tôi cũng không cần phải viết bài hướng dẫn nữa. Tôi chỉ muốn nói qua cho bạn biết, bạn có thể làm gì vơi Google Webmaster Tool
Google thông báo cho bạn biết lần gần đây nhất nó crawl trang của bạn là khi nào, trong toàn bộ trang web của bạn có bao nhiêu trang không được tìm thấy (404 not found)
Google cho phép bạn khai báo XML sitemap:
Đây là một dạng bản đồ trang web rất có lợi cho các công cụ tìm kiếm. Nó có nhiệm vụ hướng dẫn robot của Google index những trang nằm sâu trong trang web, khó tìm hơn và có thể chưa được google index. Một khi bạn đã khai báo XML Sitemap rồi, bạn có thể xem trạng thái của nó trong trang Google Webmaster Tool. Bạn có thể biết được Google đã download sitemap của bạn chưa và bạn đã khai báo bao nhiêu địa chỉ URL thông qua Sitemap của bạn. Nếu bạn phát hiện lỗi trong sitemap, bạn có thể nhấp chuột vào nó và Google báo cho bạn biết vấn đề là gì. Google cho phép bạn khai báo tối đa là 500.000 URL cho một Sitemap.
Quản lý liên kết đến và đi từ trang web của bạn:
Đây là một tính năng rất hay và rất hữu dụng cho webmaster bởi vì bạn cần biết trạng thái các đường link hiện tại trên trang web của bạn. Nhìn vào bảng phân tích bạn có thể biết được trang nào có đường link sang trang khác và các đường link ngay trong trang của bạn.
Kết luận
Đây là một dịch vụ miẽn phí của Google nhưng lại cho bạn những công cụ rất hữu dụng để giúp bạn quản lý trang web hiệu quả hơn, thân thiện với Google hơn và tất nhiên về lâu về dài sẽ giúp trang web của bạn có rank cao hơn và được hiển thị tốt hơn ở kết quả tìm kiếm của Google. Giao diện và cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần bỏ ra vài phút là có thể nắm bắt được hết mọi tính năng của Google Webmaster Tools rồi.

No comments:

Post a Comment