Hướng dẫn chọn nghề
Chọn nghề là một công việc cực kỳ quan trọng và nó ảnh hưởng đến cả một tương lai của bạn. Mỗi một người đều có một ưu thế riêng của mình, và ưu thế này có thể hơn hẳn người khác. Và mỗi người cũng có một sở thích riêng, chưa hẳn ưu thế lại là sở thích của bạn. Bạn có thể nhận ra sở thích của mình nhưng khó có thể nhận ưu thế của mình. Việc chọn nghề là sợ kết hợp giữa ưu thế và sở thích, trong đó sở thích được cho là quan trọng hơn, bởi vì bạn sống mà làm toàn những điều bạn không thích thì cuộc sống chẳn còn ý nghĩa gì nữa.
Nhưng lưu ý rằng sở thích có thể thay đổi theo thời gian và môi trường sống, còn ưu thế thì ít thay đổi và hầu như nó không thay đổi. Có thể lúc nhỏ bạn thích các loài vật và mong muốn sao này trở thành một nhà sinh vật học nhưng khi lớn lên bạn thích mua bán kinh doanh hơn vì bạn nhận ra rằng có nhiều tiên chính là điều mình thích.
Nếu đặt ra câu hỏi tiền và sở thích hiện tại của bạn thì bạn thích cái nào nhiều hơn, tôi nghĩ phần lớn là tiền, vì khi có nhiều tiền bạn có thể làm điều mình thích, còn không có tiền thì những gì bạn thích trở nên xa vời và nó chỉ nằm trong trí tưởng tượng của bạn.
Vậy nghề nào kiếm được nhiều tiền ? Một câu hỏi mà hầu hết những người chọn nghề luôn đặt ra. Sau đây mình xin liệt kê một vài nghề, công việc mà có thể kiếm nhiều tiền (vật chất) và những công việc không kiếm được nhiều tiền nhưng đổi lại nó mang một ý nghĩa khác, ý nghĩa tinh thần.
1. Ngành Y: Tại sao các bác sỹ đa phần là giàu có? Lương bác sỹ không cao hơn các ngành khác vậy số tiền họ kiếm được e là không chính đáng, nếu bạn là người có đức thì nên tránh dùng nghề này để kiếm tiền. Vì tiền đó kiếm được trên người bệnh, người cần sự giúp đỡ.
2. Kiến trúc sư: đòi hởi bạn phải có tài về thiết kế, có ưu thế về thẩm mỹ
3. Kỹ sư cơ khí, cầu đường ... : Công việc này có thu nhập ổn định và không lo thất nghiệp
4. Kỹ sư thủy sản: Lương không cao nhưng nếu bạn học xong, bạn có vốn rồi tự mình thành lập trang trại, tự nuôi có thể trở thành người giàu có. Nhưng ngành này nó không thích hợp cho những người thích sống ở thành thị.
5. Sư phạm: Lương không cao, nhưng ổn định, thích hợp cho những người yêu thích công việc hơn tiền bạc.
....
6. Cử nhân kinh tế: thích hợp cho những người thích làm việc văn phòng và ở thành thị, thu nhập thì tùy vào năng lực, có thể làm nhân viên suốt đời cũng có thể trở thành tổng giám đốc của một tập đoàn lớn.
Nói chung bạn muốn làm giàu thì bạn phải làm ông chủ, còn bạn đi làm thuê thì suốt đời bạn cũng chỉ là nhân viên, có thu nhập tạm ổn. Phần lớn học sinh muốn lựa chọn nghề nào mà sau khi học có được việc làm liền, để mong phụ giúp cho gia đình và có một cuộc sống ổn định là được. Nếu bạn có một suy nghĩ như vậy thì hãy chọn ngành nghề mà địa phương bạn đang cần đừng chạy theo xu hướng, bạn có thể bị thất nghiệp năm này qua tháng nọ. Vậy ngành nghề nào địa phương đang cần? Hầu hết các địa phương rất thiếu nguồn nhân lực về các ngành như cơ khí, cầu đường, kỹ sư nông nghiệp ...
Một lời khuyên nữa giành cho bạn khi chọn nghề là nên xem gia đình và hoàn cảnh của bạn có ưu thế về lĩnh vực nào, bạn nên kiếm việc trước, trước khi chọn nghề. Ví dụ gia đình bạn có truyền thống làm giáo viên, thì nếu bạn chọn nghề giáo viên sẽ không thất nghiệp, nếu gia đình toàn làm ngân hàng thì học cử nhân kinh tế cũng sẽ có việc, nếu gia đình bạn toàn làm nông thôi thì học nông nghiệp về tự tay mình làm nên cơ nghiệp, ....
Lời khuyên cuối cùng, để không phải hối tiếc về những gì mình lựa chọn bạn nên tìm một người mà người đó đang làm trong lĩnh vực hoặc nghề mà bạn muốn chọn. Họ sẽ cho bạn biết chính xác công việc thế nào, thu nhập ra sao, môi trường làm việc, nhưng khó khăn, cơ hội thăng tiến ... đừng chọn theo cảm giác.
lời khuyên vô cùng ý nghĩa ạ
ReplyDelete